Trong những tháng đầu năm nay, hiện tượng hàng loạt doanh nghiệp bị hacker và phần mềm độc hại tấn công hệ thống qua email đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bảo mật và an toàn thông tin tại Việt Nam. Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trên thế giới về tỷ lệ máy tính bị lây nhiễm mã độc, với tỷ lệ máy tính lây nhiễm mã độc trong năm 2015 là khoảng 66%.
Sau khi tải xuống một tập tin lạ với nội dung “Bản scan hợp đồng”, chị H - nhân viên một công ty du lịch, đã vô tình kích hoạt virus độc hại đính kèm. Ngay lập tức, virus này được phát tán ra toàn bộ hệ thống mail của công ty, tạo cơ hội cho hacker theo dõi luồng mail, giả mạo email nhân viên của công ty và thay đổi thông tin tài khoản ngân hàng, sau đó tiến hành các giao dịch chuyển tiền với đối tác quốc tế. Sau hai ngày đình trệ trong việc chuyển giao dịch vụ, công ty mới phát hiện ra thông tin tài khoản giao dịch của hãng và đối tác đã bị thay thế, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.
Câu chuyện về doanh nghiệp của chị H chỉ là một trong số rất nhiều doanh nghiệp đã và đang chịu những mất mát, rủi ro tài chính và vận hành doanh nghiệp do hệ thống bảo mật thông tin email của đơn vị còn nhiều sơ hở.
Bên cạnh các chiêu thức giả mạo danh tính nhân viên công ty, thông tin giao dịch, tài khoản ngân hàng, nhiều virus, phần mềm độc hại như Bitlocker, CryptoLocker… đã mã hóa toàn bộ tài liệu và yêu cầu người dùng phải trả tiền chuộc để giải mã file. Ngoài rủi ro tài chính trước mắt, các doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với việc mất mát dữ liệu vĩnh viễn hoặc tồi tệ hơn là vào tay đối thủ cạnh tranh. Mức độ nguy hiểm càng nghiêm trọng nếu nạn nhân là các tổ chức, định chế tài chính, cơ quan Nhà nước và dữ liệu bị hacker thâu tóm thuộc loại thông tin tối ưu quan trọng, nhạy cảm và tuyệt mật.
" alt=""/>Cách nào bảo mật thông tin doanh nghiệp khi rủi ro đến từ người dùng cuối?Thông tin từ Honeywell cho hay, mảng kinh doanh được mua lại bao gồm danh mục sản phẩm chất dung môi và danh mục hóa chất vô cơ của thương hiệu Fluka của Sigma-Aldrich tại Châu Âu.
Mảng kinh doanh được sáp nhập này được ghép vào bộ phận kinh doanh hóa chất (Fine Chemicalsbusiness) của Honeywell, có khoảng 200 nhân viên chủ yếu ở Seelze cùng đội ngũ bán hàng, tiếp thị tại khắp châu Âu. Cùng đó, mảng kinh doanh này tiếp tục được dẫn dắt bởi đội ngũ lãnh đạo cốt lõi của công ty được mua lại.
" alt=""/>Honeywell thâu tóm mảng nghiên cứu hóa chất của SigmaNếu công nghệ NFC trong Apple Pay khá phổ biến tại Bắc Mỹ, châu Âu và Úc, chuẩn FeliCa mới là số 1 tại quốc gia châu Á với 1,9 triệu thiết bị đầu cuối thanh toán, theo Ngân hàng Nhật Bản. Các thiết bị này xử lý 46 tỷ USD giao dịch trong năm 2015. Để so sánh, năm ngoái số thiết bị đầu cuối NFC tại Mỹ là 1,3 triệu còn tại Anh là 320.000, theo nghiên cứu của Let’s Talk Payment và Hiệp hội thẻ Anh.
Nguồn tin tiết lộ Apple muốn hợp tác với nhiều nhà cung cấp thẻ. Những người chơi lớn có Suica và Pasmo. Về lý thuyết, thông tin vé điện tử có thể được lưu trong ứng dụng iPhone Wallet. Các công ty thẻ bán dịch vụ theo cả hai gói đi bao nhiêu trả bấy nhiêu và trọn gói theo tháng.
Cơ hội tại Nhật Bản của Apple rất lớn vì chỉ riêng nước này đã mang về 8% tổng doanh thu và gần 11% lợi nhuận trong quý gần nhất.
" alt=""/>iPhone có thể thay thế vé xe buýt, tàu hỏa tại Nhật Bản